5 nguyên tắc vàng giúp bạn sống chung với tiểu đường

Ăn nhiều rau xanh

Tiểu đường là một bệnh mãn tính vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể vượt qua được những trở ngại để sống khỏe mạnh, hạnh phúc dù đang sống chung với bệnh nếu áp dụng nguyên tắc sau.

1. Kiểm soát đường huyết

Theo dõi chỉ số đường huyết là một trong những việc mà người bệnh tiểu đường cần làm. Khi đường huyết ổn định, duy trì ngưỡng phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng. Theo nghiên cứu, mức đường huyết ổn định để có thể đảm bảo được sức khỏe cho người tiểu đường tối đa 180mg/dl sau bữa ăn và 120ml/dl trước bữa ăn.

Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết

Để giúp đường huyết duy trì ở ngưỡng phù hợp,  người bệnh cần tuân thủ đúng theo quy định của bác sĩ, không nên tăng liều, bỏ liều. Nếu như tuân thủ đúng nhưng đường huyết không được kiểm soát, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh về liều thuốc hoặc thay đổi thuốc.

2. Ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng là một trong những nguyên tắc vàng giúp người bệnh sống chung với tiểu đường. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dưới đây để kiểm soát được lượng đường huyết:

– Hạn chế đường, tinh bột: Thay vì nhịn ăn thì người bệnh nên dùng tinh bột tốt thay cho các tinh bột xấu. Tinh bột xấu ở đây gồm sắn, gạo, khoai, bột mì…. Những loại này khiến cho lượng đường tăng vọt. Tinh bột tốt gồm có sữa tách kem, ngũ cốc, đậu, bánh mì nguyên hạt.

– Nói không với đồ ăn chiên rán, chất béo bão hòa: Những thứ này chưa bao giờ tốt với sức khỏe con người. Nó khiến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nguy cơ tắc nghẽn.

– Tăng cường ăn rau xanh và trái cây: Những chất này rất giàu chất xơ giúp bệnh nhân cảm thấy no lâu, cơ thể khoan khoái và nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, khoáng chất và vitamin trong rau giúp tăng sức đề kháng, chống chọi với nhiều bệnh.

Ăn nhiều rau xanh
Ăn nhiều rau xanh

3. Tập thể dục mỗi ngày

Béo phì là nguyên nhân khiến cho lượng đường huyết ở trong máu tăng. Bên cạnh đó, nó còn gây ra các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường. Do đó, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên. Điều này vừa giúp kiểm soát được cân nặng vừa duy trì lượng đường huyết ổn định, đồng thời giải tỏa áp lực về tinh thần và tăng sức đề kháng.

Nếu như đã có thói quen vận động, tập thể dục thì người bệnh hãy duy trì mỗi ngày. Còn nếu chưa mà khi có chẩn đoán, phát hiện ra bệnh thì hãy tập luyện ngay. Bài tập thể dục tốt cho người bị tiểu đường là xoay các khớp, đi bộ, tập hít thở, thư giãn, xoa bóp huyệt đạo.

4. Ngủ đủ

Giấc ngủ ngon được xem là điều bắt buộc với mọi người, nhất là những người bị tiểu đường. Khi ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát được lượng đường ở trong máu. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc thì nó cần khoảng thời gian để dễ dàng phát huy được hết tác dụng. Theo nghiên cứu, thuốc hoạt động tốt nhất trong  giấc ngủ ngon.

5. Chăm sóc chân

Những người bệnh tiểu đường trong một thời gian dài thường rất dễ biến chứng loét, nhất là loét bàn chân. Do đó, chăm sóc bàn chân cần được quan tâm. Bệnh nhân cần chú ý, không bỏ qua bất cứ thay đổi nào ở bàn chân. Từ các tổn thương nhỏ có thể dẫn tới viêm mãn tính, nhiễm trùng. Nếu như không chăm sóc và làm không đúng cách thì vết loét sẽ ăn sau, gây ra hoại tử.

Để chăm sóc bàn chân, người bị đái tháo đường cần phải thực hiện các giải pháp sau:

– Hạn chế các áp lực lên bàn chân.

– Vệ sinh bàn chân mỗi ngày, tốt nhất nên dùng dung dịch sát khuẩn.

– Thường xuyên kiểm tra chân mỗi ngày. 

Trên đây là 5 nguyên tắc vàng giúp bạn sống chung với tiểu đường dễ dàng hơn. Nếu áp dụng mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe và hạnh phúc hơn.

Các bài viết liên quan:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.
Index