7 điều cần làm ngay khi bị đái tháo đường thai kỳ

Kiểm soát chỉ số đường huyết

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng như khó sinh, sẩy thai, sinh non, tiền sản giật….. Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu áp dụng ngay 9 điều khi bị tiểu đường thai kỳ sau đây sẽ giúp hạn chế được vấn đề trên.

1. Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ lúc đói, sau ăn là việc rất quan trọng cần làm khi bị đái tháo đường thai kỳ. Khi đường huyết ổn định, an toàn (dưới 95mg/dl lúc đói và dưới 120mg/dl sau khi ăn 2 giờ) sẽ ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả. Các mẹ bầu hãy tham khảo các ý kiến từ phía bác sĩ để kiểm tra đường huyết, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo mức độ hoạt động để có thể đạt mục tiêu lượng đường trong máu an toàn.

Kiểm soát chỉ số đường huyết
Kiểm soát chỉ số đường huyết

2. Chế độ ăn khoa học, lành mạnh

Để giúp lượng đường huyết ổn định, chế độ ăn là rất quan trọng. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần duy trì một chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Tốt nhất là rau, trái cây, chất béo lành mạnh, protein nạc, khoáng chất, vitamin. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn phù hợp nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung vitamin chứa axit folic để ngăn ngừa dị tật thần kinh.

3. Ăn đủ carbohydrate mỗi ngày

Carbohydrate được biết là một chất rất quan trọng đối với mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ. Bởi đây là nhiên liệu giúp thai nhi phát triển tốt nhất, bản thân khỏe mạnh. Với người bình thường sẽ cần bổ sung 135g Carbohydrate mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bị đái tháo đường thai kỳ thì cần nạp 175g mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu nên ăn nhiều carb vào bữa trưa, bữa tối như trái cây nguyên vỏ, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa… để có thể tránh tăng đường huyết một cách đột ngột. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít đường để giúp đường huyết ổn định, cảm thấy no lâu.

4. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên cũng được khuyến cáo trong quá trình mang thai, nhát là mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ. Khi luyện tập sẽ giúp sức khỏe tốt hơn, cải thiện được quá trình chuyển hóa glucose và kiểm soát được lượng đường ở trong máu. Từ đó có thể cải thiện được bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai thì mẹ bầu chỉ nên tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bài tập thể dục nhịp điệu.

Mẹ bầu nên tập yoga, các bài tập nhẹ nhàng
Mẹ bầu nên tập yoga, các bài tập nhẹ nhàng

5. Ngủ nhiều hơn

Theo như Đại học Washington đã nghiên cứu, mẹ bầu ngủ ít, không đủ giấc khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chất lượng giấc ngủ kém, thiếu ngủ khiến kiểm soát lượng đường khó hơn. Vì thế, mẹ bầu nên ngủ nhiều hơn, chăm sóc giấc ngủ để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như kiểm soát bệnh tốt nhất.

6. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nhiều thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần dùng thuốc để có thể kiểm soát được lượng đường. Tuy nhiên, để cho bé phát triển an toàn, mẹ bầu  cần uống thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn từ phía bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc khác.

7. Không ăn và uống đồ ngọt

Người mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần hạn chế, tốt nhất là loại bỏ những nước ngọt, trái cây chứa nhiều đường, thức uống, đồ ăn có hàm lượng đường cao. Khi nạp những thứ này sẽ khiến cho đường huyết ở trong máu tăng cao dẫn tới nhiều biến chứng. Uống nước lọc chính là sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng uống sữa ít béo nhằm tăng dinh dưỡng cho bé ở trong bụng.

Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, hãy áp dụng ngay 9 điều cần làm ở trên nhé để có thể ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Từ đó giúp bé và mẹ bầu phát triển khỏe mạnh.

Các bài viết liên quan:

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.
Index