Loãng xương đang trở thành một bệnh lý phổ biến, có xu hướng trẻ hóa. Nhưng nếu như phát hiện sớm bệnh sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm, điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hãy cùng tham khảo bài viết sau về loãng xương và các triệu chứng thường gặp để nắm được nhiều thông tin hữu ích.
1. Loãng xương là bệnh gì?
Loãng xương là bệnh khi mà mật độ chất ở trong xương mất đi, xương giòn, xốp, dễ gãy hơn. Xương cổ tay, xương cột sống, xương đùi thường loãng xương sớm và nhanh hơn so với các bộ phận khác bởi chịu nhiều lực.
Loãng xương tạo ra đau nhức, giảm cân, còng lưng, dễ gãy nứt do té ngã. Do đó, bạn nên phát hiện sớm triệu chứng bệnh để có thể can thiệp kịp thời, giúp làm chậm quá trình loãng xương.
2. Những triệu chứng loãng xương thường gặp
Có thể bạn chưa biết, loãng xương phát triển âm thầm. Trong giai đoạn nhẹ, chúng không có biểu hiện rõ. Chỉ khi đi thăm khám mới phát hiện ra được bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì các triệu chứng cũng bắt đầu rõ ràng hơn:
2.1. Gù lưng, giảm chiều cao
Triệu chứng loãng xương dễ nhìn thấy nhất là bị gù lưng, giảm chiều cao. Bởi chất khoáng trong xương giảm dần, cấu trúc xương rỗng đi, không đủ lực để có thể chống đỡ khiến bị xẹp, lún đốt sống. Chiều cao đốt sống sẽ biến dạng làm thay đổi cấu trúc, hình dạng cột sống và dáng người.
2.2. Châm chích đầu xương
Đầu xương gồm mấu, mỏm, mặt xương đều là các vùng chịu lực nhiều nhất khi vận động. Nếu như loãng xương xảy ra sẽ khiến các đầu xương có cảm giác đau nhức như châm chích, mỏi dọc xương dài. Nếu như thấy dấu hiệu này, bạn nên đi thăm khám ngay tránh nguy cơ gây ra tổn thương ở nội khớp.
2.3. Hạn chế vận động
Loãng xương còn gây ảnh hưởng tới dây thần kinh đùi, liên sườn, thần kinh tọa. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều khi thay đổi tư thế, thực hiện các động tác gập, xoay, cúi người khó khăn.
2.4. Gãy xương sau chấn thương nhẹ
Đây được xem là triệu chứng loãng xương nguy hiểm nhất. Bởi mật độ xương ít nên xương rất giòn, chỉ cần ngã nhẹ cũng khiến cho xương gãy. Bên cạnh đó, quá trình hồi phục lâu hơn, thậm chí gây ra tàn tật vĩnh viễn.
2.5. Đau nhức xương khớp
Các vùng xương bị đau nhiều như xương chậu, cột sống, thắt lưng, xương hông, đầu gối. đây là các vùng xương chịu nhiều lực nhất. Vì thế, mật độ xương giảm sẽ khiến cho xương yếu đi nên xuất hiện các cơn đau âm ỉ.
3. Cách phòng ngừa các triệu chứng loãng xương hiệu quả
Ngoài tìm hiểu triệu chứng loãng xương, bạn cũng nên biết các phương pháp phòng ngừa để có thể hạn chế được tình trạng này, giúp xương luôn chắc khỏe, hoạt động dẻo dai:
– Tập luyện các bài tập tốt cho xương khớp.
– Bổ sung canxi, vitamin D bằng cách lên chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng thực phẩm chức năng.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ.
– Thận trọng trong quá trình sinh hoạt, lao động.
Như vậy, loãng xương rất nguy hiểm. Vì thế, các bạn cần đi khám thường xuyên để phát hiện ra bệnh sớm, điều trị kịp thời, đồng thời ăn uống đầy đủ, tập luyện thường xuyên để ngăn ngừa, cải thiện bệnh.
Bài viết liên quan: