Bệnh tiểu đường có chữa được không, thực hiện theo phương pháp nào là một trong những thắc mắc của nhiều người hiện nay, nhất là những người đang bị đái tháo đường. Bởi nhiều người truyền tai có nhiều loại thuốc, phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh.
1. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Các phương pháp dưới đây vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nhưng nó cũng là tín hiệu đáng mừng trong nền y học đem lại hy vọng chữa khỏi bệnh đái tháo đường trong thời gian tới.
1.1. Cấy ghép tuyến tụy
Phương pháp cấy ghép này được dùng trong điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1. Nếu như thực hiện thành công, tuyến tụy mới giúp cho cơ thể của người bệnh có thể phục hồi được chức năng kiểm soát lượng đường. Ở Hoa Kỳ, có khoảng 1300 trường hợp bị đái tháo đường tuýp 1 thực hiện cấy ghép tuyến tụy thành công mỗi năm. Trong đó có 83% không cần bổ sung insulin trong khoảng 1 năm tính từ lúc phẫu thuật.
Nhưng nhược điểm của phương pháp này là nguồn tuyến tụy khan hiếm, bệnh nhân cần duy trì dùng thuốc chống đào thải cả đời khiến họ dễ gặp phải các vấn đề liên quan tới sức khỏe khác.
1.2. Liệu pháp tế bào gốc
Cơ thể của người bị tiểu đường sẽ được cấy tế bào gốc để có thể phát triển thành tế bào beta. theo nghiên cứu, đây là liệu pháp tiềm năng bởi giúp cải thiện được quá trình trao đổi glucose, tăng insulin rõ rệt.
1.3. Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy
Nguyên nhân gây tiểu đường là chức năng của tế bào beta bị suy giảm. Thực hiện cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy giúp cơ thể có được khả năng cảm nhận hàm lượng đường, từ đó kích hoạt để tạo ra insulin giúp cân bằng lượng đường đó.
Tuy nhiên, phương pháp này mang tới nhược điểm là sau khi cấy ghép, bệnh nhân cần dùng nhiều thuốc điều trị tiểu đường khác nhau. Bên cạnh đó, không phải người thực hiện cấy ghép này cũng duy trì lượng đường huyết tốt nhất, ổn định.
2. Nếu mới bị bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
Do tính chất, nguyên nhân gây ra bệnh rất phức tạp nên cả đái tháo đường type 1 và 2 đều chưa có khả năng chữa khỏi dứt điểm cho dù người bệnh mới mắc hay mắc từ lâu.
Đối với tiểu đường type 1 là do nguyên nhân lượng insulin giảm. Do đó, để có thể chữa bệnh hiệu quả nhất thì phụ thuộc vào kết quả cấy ghép. Còn với tiểu đường type 2 do rối loạn chuyển hóa, lượng đường ở trong máu tăng cao. Nếu như phát hiện ra bệnh sớm, tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với dùng thuốc thì có thể chữa khỏi. Nhưng nếu như sang giai đoạn muộn, chuyển thành tiểu đường type 2 thì khó chữa dứt điểm.
3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trên thực tế, bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Đây được xem là một vấn đề nan giải đang đặt ra các thách thức đối với nền y học. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng, ngăn chặn các biến chứng của bệnh hiệu quả theo phương pháp sau:
3.1. Tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ
Người bệnh nên dùng thuốc và theo kế hoạch điều trị của bác sĩ chuyên khoan. Không được tự ý mua thuốc hoặc ngừng thuốc.
3.2. Có lối sống lành mạnh, khoa học
Bệnh nhân kiểm soát lượng đường ở trong máu và duy trì mức ổn định, hạn chế bệnh tiến triển dễ dàng bằng cách sau:
– Có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học như tăng cường ăn chất xơ, giảm ăn chất béo, lượng carbohydrate, tinh bột.
– Giữ trọng lượng cơ thể vừa đủ: Nếu như bị béo phì, bạn nên giảm cân, có kế hoạch ăn kiêng.
– Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
– Vận động, tập thể dục thường xuyên.
Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi Bệnh tiểu đường có chữa được không? Thực hiện theo phương pháp nào? Hãy ăn uống và vận động khoa học cũng như điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện sức khỏe, ngăn chặn biến chứng của bệnh hiệu quả.
Các bài viết liên quan:
- Các dấu hiệu bệnh tiểu đường, các bạn không nên lơ là
- Nguyên nhân bệnh tiểu đường và những điều cần biết